Mới đây, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang đã giao Sở Du Lịch chủ trì, phối hợp với các ban ngành, địa phương và đơn vị liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 theo Quyết Định số 147/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2020.
Cụ thể năm 2025, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế. Phấn đấu trở thành một trong ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và thuộc top 50 quốc gia có tiềm năng cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với tiêu chí của thủ tướng chính phủ về phát triển bền vững nền kinh tế du lịch Việt Nam.
Theo đó, mục tiêu đề ra tổng thu từ khách du lịch sẽ đạt 1.700 – 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 – 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân từ 13 – 14% / năm. Đóng góp trực tiếp vào GDP cả nước đạt 12 – 14%. Bên cạnh đó du lịch sẽ mang lại cơ hội việc làm cho 5,5 – 6 triệu người lao động, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân từ 12 – 14% / năm.
Về khách du lịch phấn đầu đón ít nhất 35 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 120 triệu lượt khách du lịch nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế từ 12 – 14 % / năm và khách nội địa 6 – 7% / năm.
Mục tiêu đến năm 2030, du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn bền vững của Việt Nam. Ước tính đạt doanh thu 3.100 – 3.200 nghìn đồng với 50 triệu lượt khách du lịch và 160 triệu lượt khách nội địa mỗi năm.
Để đạt được mục tiêu của kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: Căn cứ Chiến lược, lên kế hoạch tổ chức và rà soát các chỉ tiêu, rà soát các kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh để đảm báo tính thống nhất trong thực hiện các kế hoạch thúc đẩy kinh tế của Tỉnh; tăng cường quản lý những địa điểm du lịch để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuyên truyền xây dựng nhận thức của người dân về du lịch văn minh, thân thiện.
Kiên Giang đẩy mạnh đầu tư du lịch sau dịch Covid – 19
Bên cạnh việc phòng chống dịch Covid -19, mục tiêu khôi phục kinh tế luôn được UBND tỉnh Kiên Giang đặt lên hàng đầu. Trước mắt là các công tác kích cầu du lịch nội địa để đưa Du lịch Kiên Giang nhanh chóng hoạt động trở lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng từ bằng và hơn sau đại dịch.
UBND Tỉnh cũng lên các chương trình kích cầu hấp dẫn, thiết thực, những sản phẩm du lịch mới, giá cả phù hợp, chất lượng dịch vụ tốt để đáp ứng các nhu cầu du lịch của người dân trên cả nước. Tăng cường đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng sau dịch Covid – 19. Quyết tâm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư và xúc tiến các hoạt động đầu tư
Đẩy mạnh cải cách hành chính, mở rộng cửa liên thông cấp phép đầu tư, xây dựng. Công khai, minh các và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp với các chính sách hấp dẫn.
Các dự án tại khu vực cũng chú trọng chất lượng, độ hiệu quả và tuân thủ quy hoạch phát triển của ngành, tăng cường rà soát, kiểm tra cũng như chế tài các hành vi vi phạm chính sách của nhà nước về quy mô dự án, tiến độ và các nghĩa vụ liên quan, trong đó lớn nhất là về vấn nạn môi trường.
Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước để kêu gọi đầu tư và hơp tác phát triển thương mại và du lịch
2. Tập trung rà soát bổ sung, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch
Rà soát quy hoạch Du Lịch, đẩy mạnh công tác giám sát quy hoạch, khuyến khích nhân dân, các chủ đầu tư tham gia các công tác quy hoạch. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, đào tạo nhân sự để thu hút vốn đầu tư.
3. Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư
4. Phát triển nguồn lực, đào tạo lao động có tay nghề, cải thiện chất lượng lao động nhằm tạo thêm sức hấp dẫn trong môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và khu vực.
5. Kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh xây dựng các hệ thống hạ tầng tại khu vực
Miễn thị thực cho người nước ngoài tại Đặc Khu Phú Quốc
Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP, chính thức miễn thị thực cho người nước ngoài vào đặc khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang kể từ ngày 01/07/2020.
- Thông tin chi tiết: https://mgvs.vn/phu-quoc-mien-thi-thuc-cho-nguoi-nuoc-ngoai/
Chính sách trên được áp dụng tại Khoản 7, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến Luật Xuất Nhập Cảnh, Quá Cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Quy định trên sẽ áp dụng với các công dân thuộc 80 nước bao gồm: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italia, Pháp, Trung Quốc, Phần Lan…
Đồng thời, Chính phủ cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử tại 8 cửa khẩu hàng không quốc tế, 16 cửa khẩu đường bộ và 13 cửa khẩu quốc tế về đường biển.
Cụ thể 8 cửa khẩu quốc tế đường hàng không gồm: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Cát Bi, Cần Thơ, Đà Nẵng, Phú Bài và Phú Quốc.
16 cửa khẩu quốc tế đường bộ bao gồm: Móng Cái (Quảng Ninh), Tây Trang (Điện Biên), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai, Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), La Lay (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), Kon Tum, Xa Mát (Tây Ninh), Mộc Bài (Tây Ninh), Sông Tiền (An Giang), Tịnh Biên (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang).
Cuối cùng là 13 cửa khẩu quốc tế đường biển gồm: Hòn Gai, Hải Phòng, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Đà Nẵng, Vũng Tàu, TPHCM, Dương Đông (Kiên Giang), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Dung Quất (Quảng Ngãi)
Xem thêm: Trở thành đặc khu kinh tế – Phú Quốc đón chào vận mệnh mới
source https://mgvs.vn/trien-khai-ke-hoach-phat-trien-du-lich-tinh-kien-giang-den-nam-2030/