Nhà chữ Đinh nét đẹp kiến trúc đậm đà bản sắc Nam Bộ. Với Park Hyatt Phú Quốc, nét thiết kế không chỉ tinh tế về mặt nghệ thuật. Mà sâu xa khơi gợi lại trong tâm hồn mỗi người chúng ta, một ký ức tươi đẹp bên canh nhà truyền thống xưa.
Thế nào là nhà chữ Đinh ?
Thiết kế với hình nét của chữ Đinh
Để tìm hiểu thế nào là nhà chữ Đinh, chúng ta cùng nhìn ngắm hình ảnh chữ Đinh trong Hán tự dưới đây.
Nhà chữ Đinh được thiết kế theo chữ Đinh. Là một kiểu nhà được xây dựng gồm 1 nhà trên và 1 nhà dưới. Nhà trên được thiết kế nằm ngang, nhà dưới nằm xuôi. Đòn dông của hai căn này thẳng góc với nhau giống chữ Đinh. Nên như vậy nó được gọi là nhà chữ Đinh.
Mặc dù hiện nay các ngôi nhà chữ Đinh có nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, dù có thể hiện như thế nào thì trông chúng vẫn rất cân xứng.
Chữ Đinh ( Hán )
Nhà chữ Đinh ở Nam BộHiện nay, kiểu nhà này còn khá phổ biến ở các tình miền Đông Nam Bộ. Cũng như ở bằng sông Cửu Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang.
Kiểu nhà này có hai căn, nhà trên nằm ngang và nhà dưới nằm xuôi. Đòn dông của hai căn này thẳng góc với nhau, giống như chữ đinh (丁¡) trong Hán tự.
Nhà chữ đinh phân rõ hai khu vực: nhà trên nằm ngang, nhà dưới nằm dọc hông. Thiết kế liền mạch sao để hai đòn dông của hai nhà thẳng góc với nhau tạo thành hình dạng chữ đinh (J) hay hình dạng chữ T. Có khi nhà dưới cách nhà trên một thảo bạt hay mái ngang. Biến thể kiểu nào thì trông cũng thấy cân xứng, rõ dạng chữ đinh. Nếu nhà dưới nằm bên hông phải thì gọi là đinh thuận. Lưỡng hợp một âm, một dương không quá chú trọng vào chi tiết. Quy tắc kiến trúc bởi lẽ dạng nhà chữ đinh tự nó đã là một ngang một dọc, tức là đã hội đủ một âm một dương (cái đạo vợ chồng, hiểu rộng ra là của trời đất, vũ trụ càn khôn).
Nhà chữ Đinh có đặc điểm và công năng gì?
Đặc điểm nhà chữ Đinh
Nhà trên luôn chiếm vị trí và diện tích ưu tiên nhất vì là nơi thờ cúng và tiếp khách. Đồng thời cũng là nơi nghỉ ngơi của các thành viên nam giới trong gia đình. Thông thường nhà ba gian hai chái thì gian giữa thờ thần phật, hai gian bên thờ ông bà, cha mẹ.
Phòng khách chiếm toàn bộ không gian phân nửa phía trước của nhà trên. Hai gian chái phần phía sau là hai buồng ngủ. Không gian chạy dọc ba gian sau bàn thờ thường là kho lưu giữ tài sản quý của gia đình, nhưng nhiều khi cũng dùng làm phòng ngủ.
Đặc điểm cột nhà: Ngoài dãy cột chính, ngôi nhà còn được nâng đỡ bởi dãy cột phụ (cột hàng nhì hậu và cột hàng nhì tiền). Hai dãy cột này để đỡ kèo nhì gác qua.
Cách bố trí bàn ghế, đi văng, tủ… tùy theo gia chủ nhưng hầu hết đều giống nhau như bộ bàn ghế chính giữa, hai bên kê đi văng hay bộ phản. Và dù ở gian nào cũng luôn có gió trời, mát về mùa nóng mà ấm cúng về mùa lạnh.
Công năng nhà chữ Đinh
Bốn góc nhà có bốn cột quyết để đỡ kèo quyết và chúng được phân chia thành đông hậu, tây hậu, đông tiền, tây tiền. Bốn cột đấm ở vách đông, tây đỡ các kèo đấm thả xuôi từ cột chính. Các cột chính và cột phụ chia không gian nhà ra làm ba phần. Gian chính giữa lẫn hai gian bên thờ phụng, tiếp khách. Còn lại dùng làm nơi ngủ.
Khi mà phần nhà dưới là nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình như tiếp khách thân quen, ăn cơm, nấu nướng, đồng thời cũng là nơi chứa thóc lúa và gia công những sản phẩm nông nghiệp khác. Bố cục mặt bằng cho phép dễ dàng và linh hoạt sắp xếp mọi sinh hoạt của gia đình và các hoạt động sản xuất, vì vậy được nhân dân mọi tầng lớp ưa thích. Một số nhà mới xây dựng trong những năm 90 TK XX qua cũng vẫn còn khai thác hình dạng kiến trúc và mặt bằng của kiểu nhà chữ đinh.
Nhà chữ đinh có sân tương là nhà có nhà trên và nhà dưới cách nhau bằng một sân hẹp và dài, có chiều rộng từ 2-3 mét. Chiều dài sân bằng chiều dài nhà dưới và cả chiều sâu nhà trên. Khoảng sân lộ thiên nhỏ này được nối với nhau bằng hành lang có mái che. Mặt sân luôn thấp hơn mặt sàn nhà trên và nhà dưới.
Nhà chữ Đinh – Nét độc đáo đậm nét văn hóa Nam Bộ
Nét độc đáo rất riêng
– Đặc điểm của nhà chữ đinh là cửa cái của nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà. Còn cửa cái của nhà dưới trổ ở chiều rộng (tức ở đầu hồi nhà), do đó cửa cái hai căn nhà trên và nhà dưới đều mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên trước, tạo sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà.
Kiến trúc nhà chữ đinh thể hiện ý thức về trật tự phong kiến rất rõ. Nhà trên quan trọng vì là nơi thờ cúng tổ tiên nên thường bề thế, cao hơn nhà dưới, đây cũng là nơi sinh hoạt chủ yếu của nam giới.
Nhà dưới là nơi ở chung của gia đình, nơi sinh hoạt thường xuyên của phụ nữ. Dù nhà bằng vật liệu bán kiên cố hay kiên cố, phần lớn nhà chữ đinh hiện tại đều thuộc dạng có cầu nối đặc trưng của miền Trung. Tức là, nhà có phần trung gian nối vách. Giữa mái giữa nhà trên và nhà dưới làmột tổng thể chứ không tách rời nhau.
Nhà chữ Đinh cũng thường là đền, chùa hay nhà thờ họ truyền thống. Những công trình này rất phổ biến ở thời trước, tuy nhiên ngày nay rất ít.
Nhà chữ Đinh ở làng quê vùng Nam Bô
Nội thất chạm khắc tinh xảo, trang trọngVật liệu thường được xây là gạch, lợp ngói hoặc tôn. Đối với gia đình khá giả như trung nông hoặc quan lại, nhà luôn có dàn cột kê tán bằng gỗ quý. Trên có những bức hoành phi hoặc câu đối nêu cao công đức hoặc tài năng của tổ tiên gia chủ. Với đặc trưng là rất rộng và thoáng, là kiểu nhà phân bố một căn ngang và một căn xuôi liền vách. Tức là đòn dông nhà trên và đòn dông nhà dưới thẳng góc với nhau, tạo thành hình chữ đinh như Hán tự. Thông thường, nhà trên được xây cất với kích thước to hơn và vật liệu tốt hơn nhà dưới. Vì nhà trên được xem là nhà chính quan trọng hơn. Có chức năng là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên, nơi dành để tiếp khách quý.
Để cất được một căn nhà chữ đinh, trước tiên phải có diện tích đất khá rộng. Sau nữa chi phí cho vật liệu xây dựng khá cao. Vì vậy chỉ những gia đình khá giả trở lên mới có khả năng đáp ứng.
Có những ngôi nhà chữ đinh diện tích nhà trên đến 250m2 (ngang 10m dài 25m). Được xây dựng bề thế với những cột gỗ lớn, nội thất trang trí, chạm khắc tinh xảo.
Đi khắp Bình Dương, nhất là những nơi có cư dân lâu đời như thị xã Thủ Dầu Một. Đâu đâu cũng có những ngôi nhà chữ đinh cổ xưa với dạng nhà vườn giống nhau. Phổ biến là nhà có kích thước trung bình, mái ngói cổ rêu phong. Nét hiền hòa giữa những vườn cây xanh, tạo cho cảnh quan cư trú một vẻ đẹp yên bình và sung túc.
Bảo tồn và kế thừa tinh hoa kiến trúc dân tộc
Nhà chữ Đinh là những ngôi nhà có tuổi khá xưa, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Chủ nhân thường là người giàu có. Tuy đã trải qua trùng tu nhiều lần nhưng nhờ xây dựng bằng các loại gỗ quý. Thợ dựng khéo léo và kỹ lưỡng, con cháu có sự lưu tâm giữ gìn nên đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn.
Park Hyatt Phú Quốc: Nơi tinh hoa hội tụ
Mái nhà rường được lợp bằng ngói liệt, với hai lớp dày chồng lên nhau. Do vậy, mùa hè rất mát, mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc từ 15-30 độ nên chống được những cơn bão mà không bị sụt ngói. Nhà rường Huế vẫn thường hội đủ ba tiêu chuẩn: vững chắc, tiện nghi và dung hòa. Với kết cấu chặt chẽ và không bao giờ thiếu vườn.Là kiến trúc nhà truyền thống của Nam Bộ, nhà chữ Đinh mang những nét đẹp giản dị, tao nhã. Hiện nay, nhiều công trình nhà thờ, đền chùa hay nhiều mẫu nhà hiện đại vẫn được làm theo hình khối nhà chữ Đinh. Tuy nhiên với các chất liệu và nét đẹp hiện đại, sang trọng với mái thái, bê tông cốt thép…
Mặc dù vậy, đó là cách để phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc. Câu hỏi thế nào là nhà chữ Đinh, vẫn được người ta lưu tâm và chú trọng.
https://mgvs.vn/kham-pha-nha-chu-dinh-net-dac-trung-nha-quy-toc-ngay-xua/